Khái luận: OOH là gì?
Quảng cáo OOH theo Wikipedia bản tiếng Anh định nghĩa là: quảng cáo ngoài nơi ở của bạn (không bao gồm quảng cáo internet, radio, quảng cáo TV,…). Quảng cáo biển bảng có ở nước ngoài đã hơn trăm năm; bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Quảng cáo biển bảng du nhập vào Việt Nam dưới thời pháp thuộc và được phổ biến từ sau những năm 2000.
Quảng cáo OOH tiếp cận người tiêu dùng tại các địa điểm công cộng; quá cảnh, trung tâm thương mại, rạp phim; trường học và tất cả những địa điểm khác công cộng. Có thể chia ra làm 5 loại hình quảng cáo OOH:
- Billboard (Biển bảng tấm lớn): là những quảng cáo có diện tích lớn như billboard; pano áp tường, trivison (bảng lật nhiều mặt), màn hình Led ngoài trời
- Transit (Quảng cáo trên phương tiện di chuyển): taxi, xe buýt, tàu lửa, máy bay, xe điện…
- Street funiture (Quảng cáo tầm thấp): là những quảng cáo ở trạm chờ xe buýt, hộp đèn đường, buồng điện thoại,…
- Indoor (Quảng cáo không phải ngoài trời): LCD/digital frame thang máy, rạp chiếu phim, treo trần trung tâm thương mại, bãi đậu xe ngầm…
- Quảng cáo alternative: các hình thức khác gồm sân vận động, trên trụ bơm xăng, xe đạp, hoặc các vật quảng cáo đặt tại các khu vực công cộng
Vì sao trước giờ mọi người hay nhầm OOH là quảng cáo ngoài trời?
Đó là lý do lịch sử khi những hình thức quảng cáo ngoài trời xuất hiện lần đầu tại Việt Nam: là biển bảng. Những hình thức mới sau này bị gom chung vào cách gọi quảng cáo ngoài trời; đôi khi gây nên những hệ quả không tốt.
Ví dụ, Luật Quảng Cáo 2012 đã 16 lần nhắc từ “Quảng cáo ngoài trời”. Luật Quảng Cáo 2018 đã 17 lần nhắc lại, nhưng gần như quy định 100% về biển bảng; một cách nào đó đồng nghĩa “quảng cáo ngoài trời” với quảng cáo biển bảng. Tất cả các hình thức quảng cáo còn lại được quy định tản mác bởi nhiều văn bản dưới luật; gây nhiều khó khăn cho việc hiểu, và áp dụng của công ty quảng cáo và doanh nghiệp; hoặc tình trạng buông lỏng quản lý vài loại hình và đặt nặng quản lý loại hình khác.
Hiện nay, khi đất nước phát triển thì ngày càng nhiều những hình thức mới; đặc biệt là các hình thức không phải trên đường phố như sân bay; rạp chiếu phim, quảng cáo tại các khu trung tâm thương mại,.. sắp tới là tàu điện. Thậm chí, doanh nghiệp chủ vị trí (media owner) lớn nhất ngành quảng cáo OOH là quảng cáo LCD/Digital frame chứ không phải quảng cáo biển bảng nữa.
Vậy thì quảng cáo OOH nên gọi là gì, và vì sao lại thế ? OOH là gì?
- Gọi là “Quảng cáo ngoài nhà”: Mặc dù tên gọi này khá dân dã, mang văn nói nhiều hơn văn viết nhưng nó là cái tên rất dễ hiểu. Thật ra mà nói “ngoài trời” cũng chả sang hơn “ngoài nhà” cho mấy.
- Hay nên là “Quảng cáo công cộng”: với cách đặt tên này sẽ có nghĩa bao quát được quảng cáo OOH. Tuy nhiên, website, các “mạng xã hội” cũng là nơi “công cộng”, thế nên gọi OOH là “quảng cáo công cộng” sẽ khó hiểu được ý nghĩa cụ thể của OOH cho dù quảng cáo internet là loại hình không thể bị lẫn lộn với quảng cáo OOH.
- Hoặc giữ luôn “Quảng cáo OOH”: nhiều khi không dịch còn tốt hơn, cứ giữ nguyên cụm từ “quảng cáo OOH”, chỉ cần phiên âm cho chuẩn hẳn là “ô ô hắc” hoặc “âu âu ét” chứ đừng nửa thịt nửa mỡ.
Còn quảng cáo ngoài trời nên dùng như thế nào?
Theo người viết, có hai phương án:
Một là gọi để chỉ quảng cáo biển bảng, gồm quảng cáo ốp tường, trụ độc lập. Tuy nhiên, nếu thế từ thì phát sinh đồng nghĩa “quảng cáo ngoài trời” với “quảng cáo biển bảng (billboard/pano)” cũng không hay lắm.
Hai là “quảng cáo ngoài trời” chỉ tất cả quảng cáo khi nhìn thấy trên đường ngoài-đường (on the road) gồm biển bảng, taxi, bus,… Còn các loại hình khác không thấy được ngoài đường như trong sân bay, rạp chiếu phim; treo trần trung tâm thương mại, lcd/digital frame thang máy,…
Tất nhiên, có thể bạn cho rằng cứ gọi như cũ cũng được có sao. Tuy nhiên, trong ngành quảng cáo có quan niệm “hiểu đúng mới dùng đúng” nên đổi cũng tốt. Còn nếu không đổi được thì ít nhất tin rằng bài này cũng đã mang lại vài kiến thức mới cho người đọc.